Lo lắng, stress, tức giận, mất ngủ, nghi ngờ chính bản thân, bực dọc, bồn chồn…là một trong số những vấn đề quấy rầy cuộc sống hàng ngày khiến chúng ta cảm thấy buồn rầu và mệt mỏi, vì vậy chúng ta cần phải làm điều gì đó để loại bỏ những yếu tố tiêu cực này ra khỏi cuộc sống.
Luôn luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ gia đình hay các chuyên gia y tế khác nếu bạn thấy sức khoẻ của mình có dấu hiệu không ổn. Bởi vì có thể chỉ có họ mới xác định rõ bạn đang bị gặp vấn đề gì về sức khoẻ. Trong phạm vi tự lực, chúng ta có thể có rất nhiều cách để cải thiện bản thân. Những ý tưởng sau đây đã được viết và viết lại bởi rất nhiều nhà tư tưởng lớn trong quá khứ cũng như các tác giả nổi tiếng nhất hiện nay. Trong nhiều trường hợp thì những gì viết hai nghìn năm trước đây có thể có hiệu quả hơn cả những gì được viết hiện nay, nguyên nhân là do chúng đã có sự đứng vững qua thời gian.
Những ý tưởng này có thể rất dễ hiểu nhưng không dễ để thực hiện. Điểm khởi đầu tốt nhất ở đây là sự tự lực hay sự tự cải thiện bằng cách đến thư viện hay các cửa hàng sách báo. Hãy bắt đầu với những quyển sách bán chạy nhất, đọc càng nhiều càng tốt, sau đó đọc lại quyển tốt nhất, nhấn mạnh các cụm từ đáng chú ý nhất và ghi chép lại. Như một sự khởi đầu, những trang như vậy luôn chứa những thông tin ngắn gọn và đầy đủ nhất.
“Một suy nghĩ thực sự thông minh là suy nghĩ đã được tư duy hàng nghìn lần nhưng để biết nó thực sự là của mình, chúng ta phải suy nghĩ rất nhiều lần một cách chân thực cho đến khi nào nó trở thành nguồn gốc cho kinh nghiệm cá nhân của chúng ta”. (Johann von Goethe 1749-1832)
1) Lo lắng
“Một điều vô hình nhưng có quyền lực vô hạn, nó có thể làm biến mất sự rạng rỡ của khuôn mặt, sự ổn định trong nhịp tim, làm mất sự ngon miệng và khiến tóc bạc rất nhanh” Benjamin Disraeli (1804-1881) đã định nghĩa như vậy về sự lo lắng.
Nhưng lo lắng không chỉ gây ra những hậu quả như Benjamin nói mà thậm chí còn nhiều hơn cả như thế! Những gì mà sự lo lắng mang đến cho chúng ta đã được chứng minh bằng tài liệu cụ thể của rất nhiều tác giả, các chuyên gia về sức khoẻ và những nhà triết học. Sự lo lắng có thể làm chúng ta suy yếu và chán nản và biến cuộc sống thành những cơn ác mộng. Điều tối thiểu mà nó gây ra là khiến chúng ta không thể sống vui vẻ như chúng ta đã từng còn tối đa là sẽ khiến chúng ta suy sụp dần dần cho đến khi kiệt sức.
Có rất nhiều phương pháp để làm giảm hay loại bỏ sự lo lắng cùng một số triệu chứng có liên quan đến nó. Lo lắng về mọi thứ có thể xảy ra có thể làm mất một phần lớn thời gian của đời người, nó chẳng mang lại điều gì tốt cả mà chỉ mang lại những điều không có lợi cho chúng ta” . Michel de Montaigne (1533-1599) đã phát biểu : ”Cuộc đời tôi đầy những bất hạnh khủng khiếp mà phần lớn không bao giờ xảy ra”.
– Phần lớn nỗi lo lắng không có cơ sở cụ thể.
– Phần còn lại, sau khi được nghiên cứu đã cho thấy rằng có thể giải quyết được.
– Trong số phần trăm rất nhỏ ở trường hợp chúng không thể giải quyết được thì những sự lo lắng này không thể chi phối cuộc sống cuả chúng ta. Nếu như chúng ta không thể làm gì, thì hãy bình thản chấp nhận nó, hãy nghĩ tới những gì tốt đẹp và thú vị trong cuộc sống và giữ tinh thần sảng khoái và dễ chịu nhất. Không bao giờ là muộn để loại bỏ sự lo lắng cả.
2) Thái độ
Chắn chắn tại một thời điểm nào đó chúng ta sẽ lâm vào những tình huống khó khăn. Chúng ta cảm thấy mình thật vô dụng và tuyệt vọng. Bạn nên có suy nghĩ rằng bản thân những tình huống này không hề đáng sợ mà là chính thái độ của chúng ta với chúng. Suy nghĩ tới những gì tích cực hơn có thể đem lại hiệu quả cực kì lớn tới tâm trạng. Điều này đã được chứng minh qua nhiều năm bởi nhiều tác giả vĩ đại.
Michel de Montaigne (1553-1592) đã nói: “Con người ta không bị tổn thương nhiều bởi những gì xảy ra mà bởi chính những suy nghĩ của họ về chúng”. Bằng cách suy nghĩ về những gì tốt đẹp trong cuộc sống cùng với những nỗ lực mới chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái ngay cả trong những tình huống phức tạp nhất. Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào suy nghĩ và chúng ta có thể kiểm soát chúng.
John Miton cũng đã từng nói: “Tâm hồn tạo ra chính nó, có thể là thiên đàng hay địa ngục”. Hãy nhìn những đứa trẻ, chúng ngã và tự đứng dậy cứ như vậy chúng sẽ biết đi. Chúng luôn cười vui vẻ cho dù đó là chuyện nhỏ nhặt nhất. Chúng luôn thích thú trước những gì mới lạ và luôn ngủ rất ngon.
3) Nỗi tức giận
“Nếu như không kiềm chế sự tức giận, chúng sẽ làm chúng ta tổn thương nhiều hơn là những gì gây ra chúng” Một trong những nguyên nhân gây ra sự lo lắng và nghi ngờ bản thân chính là thái độ thù địch với mọi người. Khi một người nào đó tức giận thì họ không nên biểu lộ thái quá ra ngoài hay quá giữ chúng trong lòng nhưng điều tốt nhất ở đây là không nên tức giận thì hơn. Có thể có lí do chính đáng để tức giận nhưng có đáng để như thế không? Rất nhiều người thông minh biết rằng câu trả lời là không.
“Những gì bắt đầu trong cơn tức giận sẽ kết thúc trong sự xấu hổ“ (Ben Franklin). Do đó khi tức giận bạn nên cân nhắc cảm xúc của mình. Hãy nhìn nhận vấn đề theo khía cạnh khác mặc dù nó có thể bất hợp lí. Bạn có thể làm gì để tìm ra điều khiến bạn tức giận ? Đừng ngại khi phải hỏi xin lời khuyên hay sự giúp đỡ. Đôi khi nếu như đó là sự khó chịu nhỏ do thói quen xấu của người khác, bạn nên nhẫn nhịn một chút – điều này rất hiệu quả . Sự căm ghét chính là lòng tức giận được kéo dài thêm của con người. Hầu như chắc chắn là nó sẽ không khiến người khác làm sao cả mà khiến chính bản thân chúng ta mệt mỏi. “Căm ghét chính là sự tự trừng phạt của bản thân“ (Housea Ballou).
4) Suy nghĩ
Cuộc sống là những suy nghĩ, khi chúng ta ngừng suy nghĩ thì không có cuộc sống. Dù nghĩ như thế nào thì đó cũng là những suy nghĩ của chúng ta về cuộc sống xung quanh. Bởi vì chúng ta có thể kiểm soát suy nghĩ của mình nên chúng ta có thể quyết định cuộc sống của mình. Luôn suy nghĩ tích cực và làm theo chúng là điều rất quan trọng, chúng khiến cuộc sống của chúng ta thật vui vẻ và dễ chịu. Nếu như chúng ta không có những suy nghĩ đúng đắn, chúng ta sẽ khiến cuộc sống của mình trở thành những gì hoàn toàn không mong muốn. “Chúng ta là những gì mà chúng ta nghĩ “ – Đức phật đã từng dạy như vậy.
Cuộc sống hàng ngày có những suy nghĩ gắn liền với trách nhiệm công việc, người khác hay việc giải quyết các khó khăn. Nếu có thể, hãy cố gắng đừng quá suy nghĩ về nhiều thứ khác nhau, đừng suy nghĩ hay hành động quá nhanh. Hãy bắt đầu ngày mới của bạn bằng cách vạch ra các kế hoạch để đến khi ngủ bạn hoàn toàn thoải mái, hài lòng và sẵn sàng cho một giấc ngủ tuyệt vời.
Ngẫm nghĩ về mọi thứ xung quanh có thể đem lại cho bạn rất nhiều thứ : học hỏi, hoàn thành trách nhiệm và công việc, nhữngkinh nghiệm thú vị… hãy nghĩ về hạnh phúc, những mục tiêu của bạn, cuộc sống và những điều thú vị quanh nó, nguyên tắc và cách cư xử của bạn.
5) Tình bạn
“Tình bạn khiến cho chúng ta hạnh phúc hơn và giảm bớt đau khổ bằng cách nhân đôi niềm vui và giảm một nửa nỗi buồn” (Marcus Cicero).
Đối xử hoà nhã với gia đình và bạn bè là một phương pháp giảm stress tuyệt vời. Thay vì việc lo lắng thái quá về những khó khăn hãy giành thời gian quan tâm tới người khác. Có tình bạn đẹp giống như có sức khoẻ tốt vậy, hãy trân trọng nếu như bạn may mắn có nó.
“Cách duy nhất để có một người bạn tốt là hãy làm một người bạn tốt”
Làm cho mọi người yêu quý bạn chỉ là điều khởi đầu và điều này tương đối dễ thực hiện. Mọi người đều có bản năng muốn được yêu quý và bằng cách biểu lộ rằng bạn đánh giá cao họ, họ sẽ đáp trả bạn như vậy. Hãy cư xử hoà nhã, tốt bụng và biết lắng nghe. Hãy nhìn ra các điểm tốt chứ không phải xấu ở mọi người và hãy luôn mỉm cười.
“Nguyên tắc của tình bạn là phải có sự thông cảm lẫn nhau, người này bổ sung cho người kia và luôn giúp đỡ nhau, luôn sử dụng những từ ngữ chân thành và thân thiện” (Đức phật).
Khi là bạn, đừng bao giờ có những nhận xét thiếu thiện chí trong đầu. Tất cả chúng ta đều có những lúc mắc lỗi lầm hay làm những việc ngu ngốc, sẽ thật tuyệt nếu như trong những lúc như vậy chúng ta được thông cảm. Đó mới chính là một người bạn thực sự.