Cuộc sống bận rộn và không gian đô thị chật chội khiến con người ta đôi khi khó chịu. Trong khi giá cả nhà cửa, bất động sản luôn có chiều hướng đi lên thì việc có được một không gian xanh trong căn hộ quả là điều khó. Nhưng vẫn có một cách để tạo cho người ta cảm giác dễ chịu sau những giờ phút làm việc căng thẳng mà không cần phải quá tốn kém. Và bể cá thủy sinh có lẽ là một lựa chọn hợp lý.

Nhà đã có bể cảnh cũng khá lâu rồi nhưng trang trí toàn bằng cây nhựa, hoa nhựa, suối cát.. nhìn riết thấy cứ giả giả thế nào nên quyết tâm “setup” lại cái bể cá để rinh cả “góc dòng sông” về nhà mặc dù cuối năm việc bận rộn bộn bề.

Thoạt nhìn thì tạo bể cả thủy sinh rất đơn giản, nhưng xét kỹ sẽ thấy. Bể cá thủy sinh không khác gì một hệ sinh thái thu nhỏ, cũng có cây cỏ, nền đất, vi sinh, ánh sáng.. nên vấn đề làm sao mô phỏng được tất cả những điều này sao cho giống tự nhiên đòi hỏi nhiều tỉ mỉ và công phu.

Nền và phân bón

Cái đầu tiên trong việc làm bể thủy sinh là tạo nền để trồng cây. Nền là nơi cung cấp dinh dưỡng cho cây, cũng là nơi sinh sống của vi sinh vật. Nền của mình làm từ 20kg sỏi nhỏ và 3kg DBO (phân bón vi sinh), trộn đều và trải xuống đáy hồ. Tiếp tục phủ lên một lớp cát xây khoảng 2-3cm, trên lớp cát xây này, trải tiếp một lớp 3-4cm sỏi nhỏ. Trên lớp sỏi nhỏ này, lại phủ thêm một lớp sỏi lớn dày khoảng 2-3cm, và trên cùng là lớp sỏi nhỏ 3-4cm. Mục đích của việc này là đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây trồng sau này và phân bón sẽ không bị xì lên làm đục nước và xấu bể cá của mình.

Lọc nước

Để đảm bảo nước luôn trong và tồn tại vi sinh vật lơ lửng trong nước (giúp cây sống), hệ thống lọc nước cũng khá quan trọng. Hiện trên thị trường có bán rất nhiều loại lọc nhưng đắt tiền, không nhất thiết phải mua các loại này mà có thể tự làm lấy. Loại lọc phổ biển, hiệu quả và dễ làm là loại lọc tràn nhiều ngăn. Tức là bơm nước từ bể cá lên, cho vào ngăn thứ nhất, để nó tràn sang ngăn thứ hai và lần lượt cho đến ngăn cuối cùng. Tuy nhiên không phải để nước tràn tự nhiên trong đó mà phải bỏ thêm vài thứ. Ngăn thứ nhất bỏ san hô, ngăn thứ hai bỏ bông lọc nước, ngăn thứ ba để than hoạt tính và ngăn cuối cùng bỏ bông lọc nước.

Ánh sáng và CO2

Vì bể thủy sinh trồng cây thủy sinh nên nó cần có ánh sáng và CO2 để quang hợp, tạo oxy cho cá thở. Nhưng lượng CO2 cá thải ra là không đủ cho cây sống nên hồ phải được trang bị hệ thống sục khí CO2. Cái này thì chạy ra mua cái bình cứu hỏa về, sắm cái van và bộ hòa tan CO2 là có được hệ thống CO2 đáp ứng yêu cầu. Nhưng cũng chính vì sử dụng CO2 nên tránh để hồ trong phòng kín hoặc phòng ngủ, đề phòng tình huống xì CO2, người ở trong phòng có nguy cơ “người ra đi mãi mãi”.

Ánh sáng chiếu cho cây phải là loại ánh sáng giống ánh sáng trắng của mặt trời nên phải mua đèn chuyên dụng, không dùng loại đèn neon thông thường được vì cường độ chiếu sáng của nó dưới 1000K. Loại bóng đèn thủy sinh này người ta bán nhiều nên cũng dễ kiếm. Cây khi quang hợp gần như là nhận ánh sáng khếch tán từ mặt nước nên không thể tiết kiệm điện bằng cách cho nắng chiếu vào hồ cá được.

Cây cối, cá và vật trang trí.

Cây cối cũng có rất nhiều loại, loại ưa tối, loại ưa sáng mạnh, loại thích sáng yếu nên chỉ cần chọn các loại cây phù hợp với điều kiện hồ là ok, việc chọn cây gì cũng liên quan khá nhiều đến bố cục thiết kế của hồ. Điều này thì phải được hình dung trong đầu ngay từ lúc chưa bắt tay làm hồ. Cá trong hồ phải là loại cá không ăn cây thủy sinh, và nên là loại sống theo đàn để nhìn cho đẹp. Ngoài ra mình có thể trang trí thêm hồ cá bằng gỗ lũa hay bằng đá.

Hôm chủ nhật vừa rồi mất cả buổi để chạy qua Bãi bụt, hì hục đi tìm đá về setup cho hồ cá, khiêng mấy cục đá về mà muốn mệt xỉu luôn, cũng may có đồng chí bạn thân đi cùng chứ không đem được mấy cục đá về đến nhà chắc cũng né thở. …

Và như vậy, với sự giúp đỡ của đồng nghiệp và anh chàng google, bể cá của mình đã “hòm hòm”, chờ khi nào môi trường hồ ổn định sẽ thả cá vào.

Share on facebook
Share on twitter
0 0 votes
Article Rating
Đăng ký
Thông báo
guest
6 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Nhiều bình chọn nhất
Inline Feedbacks
View all comments
tuongot
16 năm cách đây

k bit cm cai chi,hic..de tai ngoai fam vi hieu biet. can dan la nho coi ngay roi hang tha ca anh hi^_^

TKB
16 năm cách đây

hic công phu quá.

ZOE!
16 năm cách đây

@TKB:chinh’ xac’

.:Võ Văn Thiên:.
16 năm cách đây

@tuongot: Yên tâm, anh coi ngày lâu rồi em à
@TKB: Đúng là cũng hơi công phu, nhưng làm xong rồi thấy thích lắm em à.. Ngồi ngắm miết không thấy ớn.

kakaka
16 năm cách đây

đúng là đẹp thiệt ^_^, mấy cái cây đó ở đâu ra vậy anh?

.:Võ Văn Thiên:.
16 năm cách đây

@kakaka: Mấy cây này mua ở mấy cửa tiệm bán cây thủy sinh em à..

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

BÀI VIẾT GẦN ĐÂY

Lãnh đạo tỉnh thức

Lãnh đạo tỉnh thức

Lãnh đạo tỉnh thức là khả năng tự nhận thức và tự quản lý bản thân, đồng thời hiểu rõ tác động của mình đến người khác và môi trường xung quanh.

Tại sao chúng ta ghét người tiêu cực

Tại sao chúng ta ghét người tiêu cực và tại sao người tiêu cực lại phát triển hơn người tích cực. Một câu hỏi cho một vấn đề mà bạn

Cú tát của cuộc đời

Cú tát cuộc đời

Phàm đã là con người từ nhỏ đến lớn, chắc chắn đã không ít lần hoặc ít nhất cũng phải một lần bạn bị cuộc đời nó tát cho những

Làm gì khi gặp khó khăn

Làm gì khi gặp khó khăn

Khó khăn là gì và phải làm gì khi gặp khó khăn. Hàng ngày chúng ta vẫn hay đề cập đến dủ loại khó khăn nhưng có bao giờ chúng

© 2024 by thienvv.com

6
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x
Scroll to Top