“Ấy”..
Là người Việt Nam có lẽ nhiều người đã không ít lần dùng từ này. Với sự đa dạng, phong phú của tiếng việt, từ “ấy” ngoài ý nghĩa cụ thể của chính bản thân nó thì còn bao hàm rất nhiều ý nghĩa khác nữa. Với sự phát triển của ngôn ngữ như hiện nay, ngoài nghĩa gốc của từ ngữ, một từ trong tiếng việt có thể mang nhiều ý nghĩa khác khau tùy vào từng ngữ cảnh mà người nghe tự hiểu và từ “ấy” là một ví dụ.
- Gặp người lạ, cần hỏi đường: “Ấy ơi cho hỏi, ấy có biết đường Hùng Vương ở đâu không”.
- Vào quán nhậu quen, gọi đồ nhậu: “Cho dĩa ấy đi em ơi”.
- MC đám cưới nói với nhạc công: “Đánh bài ấy đi, đô trưởng nhé”.
- Nhắc ai đừng lại cái gì đó: “Đừng làm thế ấy, phải thế này này”.
- Hai vợ chồng ở nhà: “Ấy anh ơi, đừng làm thế ấy”.
- Vào tiệm thuốc tây: “Chị ơi, chị có bán cái ấy không, bán cho em vài cái”.
- Rủ nhau đi ăn thịt cầy mà không muốn người khác hiểu: “Chiều nay đi làm món ấy tí nhé”.
- Trong cuộc họp: “Theo tôi, các qui định về việc ấy là chưa đầy đủ”.
- Sáng uống cà phê, gặp bạn: “Đêm qua có làm cái ấy không”.
- Lên sàn chứng khoán: “Cái ấy của ông lên mấy chấm rồi”.
..Và còn rất rất nhiều trường hợp chữ ấy được dùng, muốn nói giảm, nói tránh thì dùng từ “ấy” để thay thế, muốn ám chỉ hay ngầm hiểu cũng dùng từ “ấy”, không muốn nhắc lại sự vật, sự việc vừa nhắc cũng dùng từ “ấy”, nói tới các vấn đề “tế nhị” thì cũng dùng từ “ấy”..
Nói chung từ “ấy” là một từ hay trong tiếng việt, đương nhiên cũng chỉ là tương đối, hay hay không còn phải phụ thuộc vào người nói dùng nó trong ngữ cảnh nào nữa.
“.. ấy chết, chưa cấu hình xong mấy con máy chủ, phải ấy nhanh nhanh mấy việc ấy chứ không chiều về trễ, không đi ấy được..”
Viết 1 bài vậy chỉ để giải thích cho câu cuối cùng thôi hả bạn Gà con?
tui chi biet la ” Tu ay trong toi bung nang ha. Mat troi chan ly choi qua tim…cua To Huu thui…con ong viet tum lum, phong phu qua hi hi