Theo thời gian, có lẽ cuộc sống làm con người ta thực dụng hơn. Những suy nghĩ bay bổng cũng trở nên “hình tượng”, dễ hình dung hơn. Với nhiều người, cái thời “ăn no mặc ấm” đã không còn nữa. Họ chỉ mong sao được “ăn ngon mặc đẹp”, và chuyện mua sắm, sắm sửa là chuyện đương nhiên.
Trong chuyện mua sắm này, mỗi người mỗi quan điểm nên việc mua sắm cũng khác nhau nhưng chung qui lại cũng chỉ có hai vấn đề chính: Người ta mua cái họ cần hay mua cái họ muốn.
Nếu làm một cuộc phỏng vấn nhanh với 100 người thì có lẽ hơn 90 người trả lời họ sẽ mua cái họ muốn với điều kiện khả năng tài chính cho phép.
Vậy có gì không ổn ở đây?
Đó là sự cân đối giữa hai yếu tố CẦN & MUỐN
CẦN tức là cái mục đích sử dụng của những thứ họ mua sắm, phục vụ cho những nhu cầu đích thực của người ta.
Còn MUỐN lại liên quan nhiều đến sở thích, đến cảm nhận và những giá trị tinh thần mà thứ họ mua mang lại.
Nếu người ta cần một phương tiện thuần túy để liên lạc, họ chỉ cần một chiếc điện thoại “cổ điển” với các chức năng nghe, gọi, nhắn tin là đủ. Và trên thực tế, rất nhiều người sử dụng cũng chỉ dừng lại ở nhu cầu chừng này.
Trong khi đó họ lại mua những chiếc điện thoại “hiện đại” nhiều chức năng: camera, màn hình màu phân giải cao, thẻ nhớ… Và đương nhiên, những chiếc điện thoại “hiện đại” này giá cao hơn những chiếc “cổ điển” rất nhiều.
Với những người “thực tế”, họ sẽ chọn điện thoại “cổ điển”..
Với những người quan tâm nhiều đến giá trị tinh thần, họ chọn điện thoại “hiện đại”.
Việc cân bằng giữa CẦN và MUỐN đôi khi là một sự khó khăn. Bởi khi chọn một cái gì đó, quyết định của một người bị chi phối rất nhiều bởi yếu tố cảm tính.
Sự đấu tranh giữa “Cái đầu” và “trái tim” đôi khi cũng quyết liệt không kém một cuộc chiến sinh tử nào.
Cái đầu bảo có, trái tim bảo không
Cái đầu bảo không, trái tim lại bảo có.. là chuyện thường
Vây là..
“Bâng khuâng ý nghĩ đôi dòng nước. Chọn một dòng hay để nước trôi”.
Và với mình khi mua cái gì, chắc chắn sẽ ưu tiên yếu tố CẦN đầu tiên.