Chưa bao giờ phong trào khởi nghiệp và tư duy làm giàu nhanh, lại rầm rộ và phổ biến như hiện nay. Đi đâu cũng nghe nói về khởi nghiệp, về làm giàu.

Với tình hình COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp như hiện nay, có lẽ mong muốn kiếm tiền của mọi người càng trở nên mãnh liệt hơn. Dịch bệnh đã ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động kinh doanh, chuỗi cung ứng hàng hóa bị đứt gãy, doanh nghiệp bị gián đoạn kinh doanh, dòng tiền trên thị trường bị tắc nghẽn và điều đáng lo nhất là nguy cơ thất nghiệp hàng loạt.

Kiếm tiền online có lẽ là hình thức khả thi nhất trong bối cảnh dịch bệnh. Và thực tế trong khoảng 1 năm trở lại đây, doanh số của các sàn thương mại điện tử đã tăng vượt bậc. Người người mua sắm online, nhà nhà bán hàng online. Tất cả mọi người đều tranh thủ online để tìm kiếm cơ hội làm giàu.

Môi trường online là môi trường có nhiều cơ hội cho tất cả mọi người nhưng cũng là môi trường đầy cạm bẫy, đặc biệt là đối với những người mới chập chững bước chân vào việc kinh doanh, kiếm tiền.

Có lẽ các bạn đã quá quen thuộc với vô vàn những mẫu quảng cáo về các dự án kiếm tiền với lợi nhuận khủng. Các dự án đầu tư mà không cần làm gì cũng có tiền, miễn là bạn đóng tiền vào dự án đó. Hoặc nữa là các khóa học dạy làm giàu cứ ra rả  suốt ngày trên tất cả các kênh thông tin.

Tâm lý muốn làm giàu nhanh chóng, muốn kiếm tiền bằng mọi cách đã vô tình khiến nhiều bạn dễ dàng rơi vào những cái bẫy tài chính đang giăng sẵn.

Có thể bạn đã từng nghe “Miếng pho mát có sẵn, chỉ có trong cái bẫy chuột”. Nhưng bạn chỉ thật sự hiểu câu đó khi đã sập bẫy mà còn chưa kịp ngửi được mùi pho mát.

Vậy làm sao để tránh thiệt hại, giảm bớt thương đau trên con đường tìm kiếm sự giàu có. Các mô hình lừa đảo mình sắp nói sau đây sẽ giúp cho các bạn có cái nhìn tổng thể về cách thức hoạt động của những chiêu trò lừa đảo phổ biến hiện nay. Có thể trong tương lai còn phát sinh thêm nhiều mô hình lừa đảo tinh vi hơn nữa. Tuy nhiên, 5 mô hình mình nêu sau đây gần như đã bao quát hết các trò lừa đảo từ xưa đến nay.

1. Lừa đảo tạm ứng

Lừa đảo tạm ứng nghĩa là bây giờ bạn trả tiền để đổi lấy rất nhiều tiền về sau. Mô hình lừa đảo này đã quá phổ biến, báo chí đã đề cập quá nhiều nhưng vấn có quá nhiều người bị lừa. Ví dụ điển hình:

Có một người nào đó gửi email cho bạn, nói là bạn trúng độc đắc. Để nhận giải thưởng này, bạn cần đóng một ít tiền để người ta làm các thủ tục nhận giải. Bạn đóng phí và ngồi chờ giải thưởng trong vô vọng.

Tiêu biểu nhất của mô hình lừa đảo này là chiêu lừa “Hoàng tử Nigeria” hay dự án OneCoin chấn động thế giới một thời. Bạn có thể google để biết thêm về 2 vụ này.

2. Pump and Dump

Pump and Dump

Một chiêu lừa khác có tên phức tạp và vui hơn đó là mô hình “Bơm và bán”. Người chủ mưu sẽ thuyết phục bạn tin và đầu tư vào một thứ gì đó mà không có giá trị (nhưng bạn lại tưởng rất có giá). Họ sẽ thao túng làm giá tăng liên tục và mọi người cứ thế mua vào. Trong khi đó, họ và đội nhóm sẽ âm thầm bán ra dần dần. Đến lúc bạn nhận ra vấn đề, họ đã ôm một mớ tiền và rời cuộc chơi.

Những năm gần đây, trò này cực kỳ phổ biến trong thế giới Tiền điện tử (CryptoCurrency). Kịch bản sẽ là thế này:

Có một đội nhóm sẽ thuyết phục bạn mua 1 đồng Coin hay Token nào đó. Sau đó họ gửi tín hiệu bơm ở các ứng dụng như Telegram. Những người trong cuộc nhận được tín hiệu, nghĩ là tin hời. Ai cũng vội vã mua vào. Giá cả tăng đột biến. Những người đứng ngoài thấy bỗng nhiên Coin đó tăng đột biến, vì FOMO họ cũng nhảy vào mua.

Khi giá càng tăng, mọi người càng tin tưởng và càng mua. Trong lúc đó, những người chủ mưu sẽ âm thầm bán ra dần dần. Sau khi họ bán hết, giá của đồng Coin rớt không phanh, có thể giảm 10 lần, 100 lần là chuyện bình thường.

Toàn bộ quá trình có thể xảy ra trong vài tháng, vài tuần, vài giờ hoặc thậm chí trong vài phút. Sau những phi vụ đó, những người chủ mưu đã có thể kiếm hàng triệu đô la trong khi những người còn lại ngơ ngác chưa kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra. Họ vẫn hy vọng giá sẽ tăng trở lại để họ bớt lỗ hoặc hòa vốn. Nhưng điều đó đã không xảy ra. Phần lớn mọi người đều mất tiền.

3. Mô hình Ponzi

ponzi-scheme

Mô hình này do Charle Ponzi nghĩ ra nên người ta lấy tên ông đặt cho mô hình này. Có thể nói tác giả mô hình này đáng được khen ngợi bởi đã sáng tạo ra mô hình tài chính cực kỳ tinh vi. Thoạt nhìn tưởng chừng như đó là mô hình đầu tư lý tưởng. Nhưng đằng sau đó là một âm mưư lừa đảo đáng sợ.

Kịch bản của mô hình này như sau:

Người ta sẽ lập ra một hệ thống nào đó. Người sáng lập ra sẽ kêu gọi bạn bỏ tiền vào đầu tư và hứa hẹn sẽ trả lãi 100% sau 3 tháng. Để tạo niềm tin, giai đoạn đầu (thường là 1 tháng đầu tiên) bạn sẽ nhận được số tiền lãi 30%. Dần dần, những người khác thấy vậy, cũng liền bỏ tiền vào đầu tư. Và cứ thế, số thành viên của hệ thống tăng lên.

Vấn đề phát sinh từ đây.

Khi hệ thống ban đầu có vài người hoặc vài chục người. Người sáng lập có thể lấy tiền túi ra để trả lãi cho các thành viên nhằm tạo niềm tin. Khi hệ thống đủ lớn, số lượng thành viên tăng cao. Họ bắt đầu lấy tiền đầu tư của người vào sau, trả lãi cho người vào trước. Và thông thường, sau 3 tháng, gần như hệ thống không đủ tiền để trả lãi nữa. Lúc này, người sáng lập ôm tiền chạy mất, toàn bộ hệ thống bị sụp. Tới lúc đó, mọi người mới nhận ra là mình đã bị lừa.

Trong thế giới tài chính, có lẽ không ai là không biết Mô hình Ponzi này, bởi nó quá nổi tiếng. Cho tới thời điểm hiện tại, vẫn còn rất nhiều “dự án” tài chính sử dụng mô hình này. Và gần như những người tham gia đều mất trắng. Chỉ có những người sáng lập là gom được tiền.

Hiện nay ở nước ta, nhiều dự án liên quan đến CryptoCurrency cũng vẫn còn áp dụng mô hình này. Các kiểu dự án này vẫn nở rộ vì sau khi bị lừa đảo. Nạn nhân rất khó nhờ pháp luật can thiệp vì hiện tại pháp luật Việt Nam không thừa nhận tiền điện tử hay tiền kỹ thuật số. Thậm chí, những người có giao dịch tiền điện tử còn có khả năng vi phạm pháp luật vì đây là hành vi bị cấm.

Và không chỉ tiền điện tử mới dùng Ponzi mà những vụ vỡ hụi lớn cũng vì do sử dụng mô hình này.

Kịch bản của những vụ vỡ hụi gần như đều giống nhau, kiểu như này:

  • Chủ hụi hứa hẹn trả lãi cao
  • Mọi người đóng tiền vào chơi hụi
  • Thời gian đầu mọi người được trả lãi đầy đủ
  • Nhưng dần dần, chủ hụi sẽ lấy tiền của người sau trả cho người trước
  • Và cứ thế, số tiền sẽ thâm hụt nghiêm trọng
  • Cho đến một ngày đẹp trời, chủ hụi không đủ khả năng trả lãi nữa
  • Và thế là mọi người mất trắng số tiền đã đóng cho chủ hụi.

Trên thế giới thì có vụ lừa đảo kinh điển nhất là vụ Bernie Madoff. Các bạn có thể google để biết thêm về vụ lừa đảo này.

4. Mô hình lừa đảo Kim Tự Tháp

Kim-tu-thap

Mô hình lừa đảo Kim Tự Tháp hay bị nhầm lẫn với mô hình Ponzi nhưng hai cái này là khác nhau hoàn toàn.

Mô hình Kim tự tháp nghĩa là lấy tiền của tuyến dưới để trả cho tuyến trên.

Tức là nếu A tham gia vào hệ thống. A giới thiệu được thêm 3 người nữa (A1, A2, A3) cùng tham gia vào thì A sẽ được % hoa hồng từ số tiền giao dịch của 3 người đó. Và tương tự, A1 muốn có tiền thì phải tìm thêm các thành viên tuyến dưới. Ví dụ A1 tìm được 3 người tuyến dưới (B1, B2, B3) thì cả A và A1 sẽ được nhận % hoa hồng khi B1, B2, B3 giao dịch.

Cứ thế, hệ thống tiếp tục phát triển theo cách như vậy. Khi không tìm được người vào hệ thống nữa, hệ thống sẽ sụp đổ.

Đây chính là mô hình mà các công ty đa cấp đang áp dụng.

Trước tiên, phải khẳng định rằng: Mô hình bán hàng đa cấp là hợp pháp. Nhưng đi kèm đó, là cũng có vô vàn các dự án bán hàng đa cấp biến tướng trá hình nhằm lừa đảo, trục lợi của người tiêu dùng.

Có lẽ bạn đã quá quen với việc có người bạn nào đó, cố thuyết phục bạn mua một hàng hóa hay dịch vụ nào đó. Rồi chính người đó sẽ thuyết phục bạn tiếp tục bán cái đó cho người khác để cả hai đều được nhận % hoa hồng.

Đương nhiên, nếu đó là bán hàng đa cấp một cách chân chính, bán hàng có chất lượng tốt thì đây là mô hình phân phối hàng hóa rất hay. Trên tinh thần Win-Win. Cả người bán lẫn người mua đều được lợi.

Nhưng nếu họ bán sản phẩm hoặc dịch vụ kém chất lượng thì cả người bán lẫn người mua đều thiệt hại.

Khi hệ thống sụp đỗ, người bán vừa mất tiền, vừa mất tình cảm với người thân, bạn bè, gia đình đồng nghiệp. Bởi đây phần lớn là những người mua vì muốn ủng hộ bạn và vì họ đã tin tưởng bạn.

Trước đây, cả nước đã từng rúng động vì những vụ lừa đảo của “Liên kết Việt”, “Thiên rồng Việt”, MB24, “Tâm mặt trời”, “Golden Rock” thì gần đây nhiều nhà đầu tư cũng đã lao đao vì iFan, Wefinex, Lion, fxtrading,…

5. Mô hình huấn luyện

làm giàu nhanh

Theo mình, mô hình huấn luyện là mô hình lừa đảo đỉnh cao nhất bởi bạn gần như không thể thấy được bản chất của vụ việc khi tham gia vào mô hình này.

Mô hình này cũng tương tự như mô hình “Lừa đảo tạm ứng”. Nhưng thay vì họ hứa trả nhiều tiền cho bạn thì ở đây họ hứa sẽ giúp bạn kiếm được nhiều tiền, rất nhiều tiền.
Và việc của bạn chỉ phải làm đó là trả tiền cho kiến thức mà họ hứa là sẽ giúp bạn kiếm được nhiều tiền.

Đây là bản chất của các khóa học dạy làm giàu đang nhan nhản trên mạng. Người bán khóa học luôn miệng truyền thông nói về chuyện sẽ giúp bạn làm giàu khi tham gia các khóa học của họ. Nhưng thật chất là bạn đang làm giàu cho họ. Còn việc bạn có áp dụng được khóa học để kiếm được tiền hay không thì là một kết quả rất mơ hồ.

Cái mà bạn nhận được từ những khóa học đó chỉ là những lời bơm thổi tạo động lực, những câu chuyện truyền cảm hứng, những tấm gương làm giàu tiêu biểu trên thế giới. Những trường hợp bỏ đại học để thành tỉ phú. Vân vân và mây mây.

Bạn đâu biết là bạn bị họ dẫn dụ bởi triệu chứng tâm lý “thành kiến sống sót”. Họ làm cho bạn đê mê với cảm giác như mình sắp giàu tới nơi. Bạn hứng phấn mỗi ngày và tin rằng núi tiền sắp đè lên người bạn.

Nhưng kết thúc khóa học, bạn hết đê mê, rồi trở lại với thực tại rằng bạn chẳng kiếm thêm được đồng nào cả. Thậm chí bạn còn thấy chán nản hơn lúc chưa tham gia khóa học.

Lời kết

Bản thân mình đã từng bị lừa bởi 1 trong 5 mô hình nêu trên nên mình hiểu rất rõ cảm giác của người trong cuộc và của người thua cuộc.

Mình không thấy xui xẻo hay oán giận gì với những người tạo ra hệ thống đó. Ngược lại, mình đã thấy vô cùng may mắn khi mình bị mất ít tiền và đã kịp rút ra bài học cho bản thân.

Lúc còn trẻ thì nên tranh thủ sai lầm vì còn thời gian để làm lại. Chứ để tới lúc gần nghỉ hưu mới sai lầm thì lúc đó chắc ngã quỵ luôn. Càng sai lầm sớm thì càng có cơ hội thành công sớm.

Tất cả những điều mình nói trên không phải là lời “bàn lùi” cho ý chí muốn làm giàu nhanh của các bạn.

Làm sao có thể làm giàu nhanh là mong muốn hoàn toàn chính đáng và mình khuyến khích bất kỳ ai hãy hành động để đạt được ước mơ đó.

Dù cuộc đời đôi khi thật khó phân biệt giữa một doanh nhân chân chính, có thiện chí với một kẻ vô lại, lừa đảo nhưng dù sao bạn cũng phải có lòng tin ở người khác. Mình biết, những vụ lừa đảo rồi vẫn sẽ còn tái diễn. Bởi chừng nào lòng tin giữa người và người còn tồn tại thì những vụ lừa đảo vẫn còn xảy ra.  Chúng ta không thể nào sống trong một xã hội không có lòng tin được.
Lòng tin là thứ mà bất cứ xã hội nào cũng cần và hướng đến.

Cuối cùng, mình muốn chia sẻ với các bạn rằng:

Con đường làm giàu nhanh chân chính và bền vững chỉ có thể là bạn phải tạo ra hoặc mang lại một giá trị gì đó cho xã hội, cho cộng đồng, tự nhiên bạn sẽ có tiền.
Bạn giải quyết được nỗi đau của thị trường, tự nhiên bạn sẽ có tiền, sẽ giàu.
Đừng vì nôn nóng làm giàu mà dễ bị mắc vào các vụ lừa đảo tài chính.

Mong rằng những điều mình chia sẻ này sẽ giúp được các bạn bớt vấp ngã và tỉnh táo hơn trên con đường đi đến thành công và giàu có.

 

Share on facebook
Share on twitter
0 0 votes
Article Rating
Đăng ký
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

BÀI VIẾT GẦN ĐÂY

Lãnh đạo tỉnh thức

Lãnh đạo tỉnh thức

Lãnh đạo tỉnh thức là khả năng tự nhận thức và tự quản lý bản thân, đồng thời hiểu rõ tác động của mình đến người khác và môi trường xung quanh.

Tại sao chúng ta ghét người tiêu cực

Tại sao chúng ta ghét người tiêu cực và tại sao người tiêu cực lại phát triển hơn người tích cực. Một câu hỏi cho một vấn đề mà bạn

Cú tát của cuộc đời

Cú tát cuộc đời

Phàm đã là con người từ nhỏ đến lớn, chắc chắn đã không ít lần hoặc ít nhất cũng phải một lần bạn bị cuộc đời nó tát cho những

Làm gì khi gặp khó khăn

Làm gì khi gặp khó khăn

Khó khăn là gì và phải làm gì khi gặp khó khăn. Hàng ngày chúng ta vẫn hay đề cập đến dủ loại khó khăn nhưng có bao giờ chúng

© 2024 by thienvv.com

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x
Scroll to Top