Mấy hôm nay online, dạo quanh các trang báo quen thuộc.
Nhiều báo đề cập đến đề tài giáo dục quá, cũng phải thôi, đang là dịp lễ “Nhà giáo Việt Nam” mà.
Mọi ngóc ngách, khía cạnh liên quan đến giáo dục, đến người giáo viên đều được đề cập xen lẫn những cảm xúc biết ơn thầy cô, bởi ai lớn lên mà không một lần đi học (trừ những hoàn cảnh cá biệt).
Điều trăn trở mà hình như nhiều báo đề cập vẫn là “đời sống vật chất” của giáo viên rồi đạo đức nghề nghiệp của người thầy giáo. Ở tầm vĩ mô hơn là những trăn trở cho chất lượng của nền giáo dục Việt Nam. Một nền giáo dục tồi có thể làm hủy hoại vài thế hệ, thậm chí còn làm cho giới trẻ quay lưng lại với quá khứ của dân tộc.
Người ta nói về nhiều về giáo dục, nói nhiều về người thầy rồi nên mình không nói lại nữa.
Nếu nói ở góc độ khách quan, giảng dạy là nhiệm vụ của người giáo viên bởi đó là nghề, là nghĩa vụ của họ. Nhưng nếu nói đến góc độ tình nghĩa, thật sự, thầy cô là những người đáng để được nhiều người mang ơn, dù đâu đó vẫn còn vài thầy cô không làm tròn bổn phận, bỏ quên đạo đức nghề nghiệp..hic, buồn là theo năm tháng lớn lên, con số “vài” này đang nhiều lên chứ không ít đi, có thể ngày trước còn nhỏ chưa biết gì nên thấy ít, giờ “sống lâu hơn” nên có dịp “thấy” được nhiều hơn.
Mình không muốn ví von thầy cô như những người chèo đò đưa khách sang sông, bởi khách sang sông mấy người con nhớ người chèo đò. Và cũng không muốn ẩn dụ người thầy như ngọn nến, tự đốt cháy chính mình để mang lại nguồn sáng tri thức cho học trò. Nghe có vẻ “cao cả” nhưng dường như xa vời quá.
Nhớ ngày xưa, có người bạn học viết cảm xúc về thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, đoạn văn có đoạn: “..người thầy với đôi vai gầy, chiếc áo sờn vai..”. Nhưng đoạn văn này được đã cô chủ nhiệm sửa ngay trước lớp, cô bảo: “thầy cô đúng là còn khó khăn thật đấy, nhưng đâu đến nỗi không có được chiếc áo tươm tất để phải mặc chiếc áo sờn cũ nát..” ..rồi cô lặng im.
Nghe xong câu này, mình “thấm” đến bây giờ. Thương yêu, quý trọng thầy cô nhiều hơn.
Nếu trong những bước ngoặc cuộc đời của ai đó, có mang dấu ấn một người thầy nào đó thì có lẽ họ là người hiểu rõ nhất hai chữ “Ơn thầy”. Hoặc chính nhờ thầy mà cuộc đời họ chuyển sang “trang mới” theo chiều hướng tích cực hơn thì có lẽ hai chữ “Ơn thầy” với họ là không đủ để chuyển tải.
..Và mình cũng vậy
Rứa đi thăm người thầy, người cô đó chưa hả anh Gà?
uhm…tu dung doc bai ni, sv su pham thay vui ^_^
@TuongOt: Sau này ra trường, nếu có làm giáo viên, ráng xứng đáng với hai chữ “Cô giáo” hỉ