Đang ngồi làm việc, bỗng nhiên gặp lại mấy học trò cũ online, hỏi thăm nhau chút chút và tự nhiên thấy vui vui khi thêm một lần nữa mình lại bắt gặp chính câu nói mình hay nói khi giảng bài lúc đó.
Mới vừa ra trường, công việc đầu tiên là giáo viên ở một trường Trung học chuyên nghiệp, lúc đầu dạy mấy môn tin học đại cương cho học trò, trong đó có bài nói về số nhị phân và các toán tử logic. Theo lý thuyết thì
VÀ | ||
Đúng | Sai | |
Đúng | Đúng | Sai |
Sai | Sai | Sai |
HOẶC | ||
Đúng | Sai | |
Đúng | Đúng | Đúng |
Sai | Đúng | Sai |
Lúc giảng về “Bảng chân trị” này, để dễ hiểu, mình đã liên tưởng qui tắc này thành một câu (đến giờ nghĩ lại vẫn còn thấy thích, không hiểu sao tự nhiên mình “thông minh” đột xuất vậy nữa):
“Một nửa sự thật chưa hẳn đã là sự thật
Nhưng một nửa giả dối đã là giả dối”.
Mình đã dùng hai câu này để giải thích cho hai bảng giá trị trên và hình như mọi người rất thích thú, mỗi lúc online gặp học trò, thỉnh thoảng lại có người nhắc lại câu này. Và hôm nay lại được nghe lại câu này.
Nếu “Sự thật” được coi là giá trị “Đúng”, “Giả dối” được coi là giá trị “Sai” thì đối với một sự việc bất kỳ nào, chỉ cần biết nó có chút “Giả dối” thì đã có thể kết luận là “Giả dối” được rồi, nhưng nếu ngược lại, một vấn đề nào đó, mới thấy được một nửa đúng thì cũng đừng vội kết luận là nó đúng.
Từ ngày “phát minh” ra câu này, có vẻ hình như mình nhìn nhận vấn đề tỉnh táo hơn. Kết luận về vấn đề gì hay về ai đó đều cẩn thận hơn. Và trong cuộc sống, có rất nhiều thứ chỉ là “tương đối” thì càng hạn chế được “Giả dối” thì xác suất là “Sự thật” càng cao. Lúc đó lương tâm của mình cũng nhẹ nhõm hơn vì không phải sống trong cảm giác áy náy hay cắn rứt, những người xung quanh mình cũng thấy dễ chịu hơn hoặc ít ra cũng không phải sống trong tâm trạng bị người khác “lừa dối”…
Đây có lẽ là “sống thật”….!
Có người nói: “Sống chỉ nên tin một nửa những gì người khác nói thôi, ko nên tin hết”… Anh nghĩ gì về quan điểm này?
Nếu họ nói thế thì mặc nhiên họ đã nghĩ một nửa còn lại là không đáng tin rồi, mà một nửa không đáng tin, không chân thành thì nửa còn lại cũng không cần phải quan tâm làm gì nữa.
Bạn có thể dùng công cụ này để tạo “bảng chân trị” từ “biểu thức lôgíc” một cách dễ dàng: CKod (http://ckod.sourceforge.net/).
Chúc sức khỏe !