Từ lớp 1 tới lớp 6, học sinh Nhật Bản được dạy về những nguyên tắc xử thế để giao tiếp với những người xung quanh.
Trong những trường mầm non ở Nhật, dường như họ không hề quan tâm đến việc dạy kiến thức cho trẻ. Không có bất cứ kỳ thi quan trọng nào từ lớp 1 cho tới lớp 3 ở cấp tiểu học bởi vì mục tiêu của giáo dục là truyền đạt các khái niệm và xây dựng nhân cách, không phải là thi thố và nhồi sọ. Trẻ em Nhật làm vệ sinh trường học mỗi ngày trong vòng 45 phút cùng giáo viên, để cùng nhau xây dựng môi trường học tập và sinh hoạt sạch sẽ, gọn gàng.
Trên các chuyến xe bus, tàu điện ngầm tuyệt nhiên không bao giờ có tiếng ồn ào. Mọi người đọc sách, nghe nhạc, nhắn tin, làm việc, ngủ gật… nhưng không ai gây ồn ào hay làm phiền người khác. Nếu có nói chuyện cũng rất nhỏ nhẹ và khẽ khàng.
Tỷ lệ tàu lửa hay tàu điện đến trễ ở Nhật chỉ khoảng 7 giây mỗi năm. Người Nhật trân trọng giá trị thời gian đến từng giây. Văn hóa “Tuyệt đối đúng giờ” của người Nhật đã trở thành thương hiệu. Người Nhật rất nghiêm khắc với bản thân về chuyện giờ giấc.
Đó cũng chính là lý do vì sao sau 1 thời gian ngắn, một đất nước kiệt quệ vì chiến tranh, ít tài nguyên thiên nhiên, thiên tai xảy ra liên tục lại có thể vùng lên trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Tất cả là do Tư duy và Thái độ.
Trình độ thì đào tạo được, thái độ thì do bản chất và nếp sống từ nhỏ của mỗi gia đình, khó mà lay chuyển được, trừ khi người đó ngộ ra và đổi não.
Thái độ quan trọng hơn trình độ. Thích nghi quan trọng hơn thích gì.