Vài điều cần biết khi tập viết
Ngày xưa đi học, hic, ghét nhất là môn văn, mà con trai nhìn chung hình như ai cũng thế thì phải..chỉ thích Toán Lý Hóa..thành ra kỹ năng diễn đạt “dở ơi là dở”, đặc biệt là viết. Giờ đi làm, cần viết cái báo cáo là thấy khó khăn, hì hì
Từ ngày có cái blog, viết lách vài lần tự nhiên thấy thích văn chương mới chết chứ, nhưng mỗi lần viết cũng chỉ là viết theo cảm hứng, không theo nguyên tắc hay gì cả. Tình cờ tìm được bài viết nói về cách viết sao cho hay, tự nhiên thấy thích thích và nghĩ cũng có lý nên dịch ra…Thật ra thì những hướng dẫn “viết sao cho hay” đã có nhiều rồi, nhưng cái này có lẽ là gần gũi, dễ thực hiện và có lẽ là hiệu quả hơn…
Mọi người cho ý kiến nhé
VIẾT – MỘT CÁCH NGẮN GỌN
Paul Graham, Tháng 3 năm 2005
Cách viết như thế nào cho hay là một yếu tố quan trọng hơn rất nhiều so với những gì mọi người thường nghĩ. Viết không chỉ nhằm truyền đạt ý tưởng mà cọn tạo ra ý tưởng. Nếu bạn viết tồi và không thích viết, bạn sẽ bỏ mất rất nhiều những ý tưởng mà bạn có thể có được từ những thứ bạn viết.
Làm thế nào để viết hay. Sau đây là một cách:
1) Khi viết: Viết xuống một bản nháp càng nhanh càng tốt. Đọc và sửa đi sửa lại nhiều lần bản nháp đó. Bỏ mọi thứ không cần thiết. Hãy cố gắng viết theo kiểu trò chuyện.
2) Tập thói quen “nhăn mặt” khi bạn đọc phải một bài viết dở để bạn có thể nhìn thấy và sữa những lỗi tương tự trong bài viết của bạn. Hãy bắt chước phong cách của nhà văn mà bạn thích.
3) Nếu bạn không biết bắt đầu từ đâu, kể với một ai đó về chủ đề mà bạn định viết và ghi lại tất cả những gì bạn vừa kể. Thông thường, khoảng 80% ý tưởng của bài luận sẽ nảy sinh trong quá trình bạn viết, và khoảng 50% ý tưởng mà bạn viết xuống ban đầu sẽ bị gạch bỏ. Hãy tự tin khi gạch bỏ các ý.
4) Nhờ một ai đó mà bạn tin tưởng đọc bài viết của bạn và nhờ người đó chỉ ra những chỗ nào khó hiểu hoặc làm mất hứng thú.
5) Không nên viết đề cương chi tiết trước khi viết.
6) Hãy suy nghĩ về chủ đề bạn định viết một vài ngày trước khi viết. Nên luôn mang theo một cuốn vở nhỏ hoặc một mẫu giấy theo người để ghi lại những ý tưởng.
7) Hãy bắt đầu viết ngay khi bạn nghĩ ra câu đầu tiên. Nếu bạn buộc phải có bài viết trước khi bạn có thể nghĩ ra câu đầu tiên đó, hãy viết xuống câu quan trọng nhất.
8) Hãy luôn viết về những gì bạn thích.
9) Đừng cố gắng viết một cách ấn tượng. Đừng ngại thay đổi chủ đề khi bạn nghĩ ra chủ để mới hay hơn để viết.
10) Sử dụng phần Ghi chú ở cuối trang để nói về những ý tưởng bên ngoài chủ đề. Sử nhiều từ/cụm từ để kết nối các câu.
11) Đọc to bài viết của bạn để tìm những chỗ bạn đọc thấy khó chịu và những đoạn tạo cảm giác buồn chán.
12) Cố gắng thông tin một cái gì đó mới và hữu ích cho người đọc.
13) Hãy dành sẵn một khoảng thời gian rộng rãi để viết.
14) Khi bạn viết tiếp một bài đã viết nữa chừng, hãy dành thời gian đọc lại nhiều lần những gì bạn đã viết được trước đó. Khi bạn định để lại để sau này viết tiếp, hãy dừng lại ở ý nào mà bạn có thể dễ dàng viết tiếp (có nhiều ý kế tiếp)
15) Hãy ghi lại tất cả những ý tưởng nảy sinh trong đầu mà bạn muốn viết sau này.
16) Viết cho đối tượng người đọc là những người không đọc bài viết kỹ càng như bạn, cũng giống như các bài nhạc Pop được sáng tác để nghe “tàm tạm” trên các kênh radio. (?)
17) Nếu bạn viết một điều gì đó sai, hãy sửa nó ngay lập tức. Hỏi bạn của bạn những ý tưởng bạn thấy tiếc nếu phải bỏ đi và tìm cách “giảm mức độ” những ý tưởng đó xuống.
18) Cố gắng đưa những thứ bạn viết được lên Internet bởi vì việc có người đọc bài của bạn sẽ khuyến khích bạn viết nhiều hơn, và vì vậy tạo ra nhiều ý tưởng hơn.
19) Hãy in bản nháp ra để đọc trên giấy thay vì chỉ đọc trên màn hình.
20) Sử dụng các từ đơn giản, dễ hiểu với mọi người. Hãy học cách phân biệt giữa cách làm người khác ngạc nhiên và lạc đề.
21) Học cách nhận biết cách để đi đến kết luận cho bài viết, và một khi bạn tìm thấy – sử dụng nó!
————- English version ————-
I think it’s far more important to write well than most people realize. Writing doesn’t just communicate ideas; it generates them. If you’re bad at writing and don’t like to do it, you’ll miss out on most of the ideas writing would have generated.
As for how to write well, here’s the short version: Write a bad version 1 as fast as you can; rewrite it over and over; cut out everything unnecessary; write in a conversational tone; develop a nose for bad writing, so you can see and fix it in yours; imitate writers you like; if you can’t get started, tell someone what you plan to write about, then write down what you said; expect 80% of the ideas in an essay to happen after you start writing it, and 50% of those you start with to be wrong; be confident enough to cut; have friends you trust read your stuff and tell you which bits are confusing or drag; don’t (always) make detailed outlines; mull ideas over for a few days before writing; carry a small notebook or scrap paper with you; start writing when you think of the first sentence; if a deadline forces you to start before that, just say the most important sentence first; write about stuff you like; don’t try to sound impressive; don’t hesitate to change the topic on the fly; use footnotes to contain digressions; use anaphora to knit sentences together; read your essays out loud to see (a) where you stumble over awkward phrases and (b) which bits are boring (the paragraphs you dread reading); try to tell the reader something new and useful; work in fairly big quanta of time; when you restart, begin by rereading what you have so far; when you finish, leave yourself something easy to start with; accumulate notes for topics you plan to cover at the bottom of the file; don’t feel obliged to cover any of them; write for a reader who won’t read the essay as carefully as you do, just as pop songs are designed to sound ok on crappy car radios; if you say anything mistaken, fix it immediately; ask friends which sentence you’ll regret most; go back and tone down harsh remarks; publish stuff online, because an audience makes you write more, and thus generate more ideas; print out drafts instead of just looking at them on the screen; use simple, germanic words; learn to distinguish surprises from digressions; learn to recognize the approach of an ending, and when one appears, grab it.