Hiệu ứng dô dô

Một ngày nào đó lang thang qua những con đường với đủ thứ âm thanh quen thuộc, có lẽ chẳng thấy xa lạ với cái âm thanh “dô dô” vang lên từ khắp nơi.
Không biết từ bao giờ, cái từ “dô dô” trở nên phổ biến đến thế.

Nếu trên sân cỏ, âm thanh lúc hứng khởi “dô dô” của cổ động viên giúp các cầu thủ hưng phấn, tạo nên không khí sôi động cho những trận bóng đá nảy lửa thì trong những cuộc vui người ta cũng đua nhau “dô dô” cho khí thế, cho hoành tráng.
Người ta có thể “dô dô” bất kì chỗ nào miễn là “có men”… Người ta nhậu.
Nhậu mà cứ âm thầm ừng ực bia rượu thì bị cho là ham ăn hổn uống. Ngồi với người lớn, với sếp thế sẽ bị cho là thiếu tôn trọng, không biết “kính lão đắc thọ”.

Nhậu là một môn nghệ thuật, nên không thể dung tục thô lỗ được. Đã là nghệ thuật thì người nhậu phải là nghệ sĩ.
Nhậu là biết dùng hết mọi giác quan trên cơ thể mới thanh tao trang nhã.
Phải để anh xúc giác được cầm ly, để chị vị giác được nếm mùi bia rượu. Phải để anh thị giác được thưởng thức màu sắc của đồ ăn thức uống, để bác khứu giác được hít thở mọi hương vị của bữa nhậu.
Riêng anh thính giác, nếu theo trường phải “nhậu cổ điển”, tức là kiểu “ẩm trà thưởng nguyệt” hay kiểu “tửu sắc vườn xuân” của các cụ thì cái anh thính giác hoàn toàn chẳng được tham gia gì.

Các bậc hậu sinh sau này tiến bộ hơn các bậc tiền bối. Cho cả anh thính giác tham gia vào các cuộc nhậu. Đúng là “hậu sinh khả úy”.
Ban đầu là những tiếng cụng ly, tiếng gõ đũa vào ly chén và dần dần hình thành cái khẩu hiệu “dô dô”…
Và rồi, ở đâu người ta cũng “dô dô”. Thấy người khác “dô dô” thì mình cũng ráng gân “dô dô” to hơn.
Đi đám cưới thấy bàn khác “dô dô” là bàn ta cũng “dô dô” cho khí thế.
Vào nhà hàng, bàn bên cạnh mà “dô dô”, bàn mình cũng phải “dô dô” to hơn. Rồi lại sinh thêm ” 1…2…3 dôôôôôôôôôôôô”, rồi biến tướng thành “2…3 dô dô”.
Ông nào cầm ly mà không “dô dô” sẽ bị cho là “yếu”.
Ông nào cầm ly chỉ “dô dô” mà không dám “ực” sẽ bị cho “không yếu vì quá yếu”.
Dự tiệc đứng cũng hô “dô dô” khiến bao người phải sững sờ.
Ra nước ngoài, cũng cứ “dô dô” như thể không làm thế sợ họ không biết ta là “việt nam mì”.
Hễ cầm ly nước, ly trà là có tiếng “dô dô”, thậm chí cầm chén thuốc bắc cũng “dô dô”.

Ban đầu nghe “dô dô” cũng thấy lạ tai, nghe cũng vui. Riết rồi cái sự “dô dô” cũng thành nhàm, thành bình thường dưới mức bình thường.
Trong thời buổi mà người người nhậu, nhà nhà nhậu thì cái điệp khúc “dô dô” có lẽ sẽ còn tồn tại khá lâu và không biết rồi còn có biến tướng gì nữa, chỉ biết dân mình đang nhậu nhiều quá.
Ngày nào cũng “sáng ngậm đắng, chiều nuốt cay”.

Share on facebook
Share on twitter
0 0 votes
Article Rating
Đăng ký
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

BÀI VIẾT GẦN ĐÂY

Lãnh đạo tỉnh thức

Lãnh đạo tỉnh thức

Lãnh đạo tỉnh thức là khả năng tự nhận thức và tự quản lý bản thân, đồng thời hiểu rõ tác động của mình đến người khác và môi trường xung quanh.

Tại sao chúng ta ghét người tiêu cực

Tại sao chúng ta ghét người tiêu cực và tại sao người tiêu cực lại phát triển hơn người tích cực. Một câu hỏi cho một vấn đề mà bạn

Cú tát của cuộc đời

Cú tát cuộc đời

Phàm đã là con người từ nhỏ đến lớn, chắc chắn đã không ít lần hoặc ít nhất cũng phải một lần bạn bị cuộc đời nó tát cho những

Làm gì khi gặp khó khăn

Làm gì khi gặp khó khăn

Khó khăn là gì và phải làm gì khi gặp khó khăn. Hàng ngày chúng ta vẫn hay đề cập đến dủ loại khó khăn nhưng có bao giờ chúng

© 2024 by thienvv.com

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x
Scroll to Top